Là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo cao và phù hợp với từng mặt bằng dự án nên thiết kế cảnh quan nói chung không nên rập khuôn. Tuy vậy có những nguyên tắc căn bản cần tuân theo. Phương Garden xin cung cấp cho mọi người thông tin cụ thể về 9 nguyên tắc căn bản trong việc thiết kế cảnh quan.
Tính thống nhất (unity)
Là sự lặp đi lặp lại một cách có trật tự, nhất quán và thống nhất các yếu tố như: chủng loại, chiều cao, kích thước, kết cấu, màu sắc của cây hay các nhóm thực vật, đá hay vật dụng trang trí trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Áp dụng nguyên tắc này sẽ đem lại một phong cách rất riêng cho mỗi thiết kế, nhất là khi bạn muốn tạo ra một cảnh quan sân vườn theo một chủ đề nhất định.
Đây là tính chất đồng nhất của các chi tiết trong thiết kế. Sử dụng việc thống nhất và sắp xếp lặp lại các chi tiết bao gồm kết cấu, kích thước, chủng loại, chiều cao… để tạo nên một trật tự nhất quán của cảnh quan. Tránh tình trạng chắp vá lộn xộn gây nhiễu chủ đề.
Nguyên tắc này còn là thống nhất trong chủ đề, loại hình của khu vườn. Tùy thuộc vào sở thích hoặc yêu cầu của chủ đầu tư mà xác định chủ đề bao gồm: Cảnh quan hiện đại, vườn nhiệt đới, cảnh quan miền quê nam bộ, cảnh quan resort, cảnh quan ốc đảo… Dựa vào chủ đề hoặc loại hình khu vườn mà chọn loại cây, thiết kế chi tiết phù hợp và thống nhất tạo mối liên kết cụ thể.
Áp dụng nguyên tắc này giúp cảnh quan được thiết kế có được sự liên kết và phản ánh được cụ thể chủ đề mong muốn.
Tính đơn giản hóa (simplicity)
Đây là nguyên tắc tưởng chừng đơn giản những thực tế lại rất khó để thực hiện một cách đúng đắn nhất. Việc đơn giản hóa không gian nhằm mục đích nhấn mạnh về chủ đề, ý tưởng thiết kế. Tuy vậy giảm tải và tối giản các không gian để trở nên đơn giản nhưng không làm chúng trở nên đơn điệu không phải là điều dễ dàng.
Tuy vậy để áp dụng một cách dễ nhất người ta thường dùng ít loại màu sắc trong thiết kế cùng kết hợp với tính thống nhất để tạo nên không gian đơn giản mà hiệu quả.
Chuyển tiếp tự nhiên (natural transition)
Đây là nguyên tắc áp dụng cho tất cả các ngành sáng tạo. Khi thiết kế cảnh quan cần tránh việc chuyển tiếp 2 vùng, 2 không gian một cách đột ngột không liên kết. Điều này sẽ tạo cảm giác hụt hẫng, gây sock cho người sử dụng.
Do vậy cần thiết kế vùng chuyển tiếp này diễn ra dần dần tự nhiên. Tạo sự thông suốt trong các cảnh quan gần nhau. Ví dụ: Sử dụng chuyển màu từ màu nóng dần sang tông màu lạnh. Chuyển tiếp cây có kích thước từ lớn đến nhỏ dần hoặc ngược lại.
Hoặc một cách khác mà người thiết kế vẫn hay dùng là sử dụng cây lá to làm viền bao sân vườn, trong đó trồng các loại cây lá nhỏ hơn. Đây là cách tạo nên ranh giới giữa 2 khu vực và làm việc chuyển tiếp trở nên dễ chịu hơn
Tính cân bằng (balance)
Với tính cân bằng có thể sử dụng 2 loại nguyên tắc dưới đây
Cân bằng đối xứng (Symmetrical Balance)
Cảnh quan được chia đều thành các phần giống nhau, trồng cây, thiết kế cảnh quan mỗi khu vực tương tự nhau và đối xứng nhau hoàn toàn về cả màu sắc, hình dạng hay kích thước. Nguyên tắc này yêu cầu mặt bằng có sự vuông vắn hoặc đồng đều theo các hướng nhất định. Trong tự nhiên điều này hiếm khi xả ra bởi sự ngẫu nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây xanh.
Đây là nguyên tắc vàng trong thời kỳ Phục Hưng, hầu hết các khu vườn tại thời điểm đó được xây dựng trên nguyên tắc cân bằng đối xứng.
Đây là nguyên tắc dễ triển khai tuy nhiên bảo dưỡng lại gặp khó khăn bởi tính cân bằng do vậy phải đảm bảo các cây xanh, điểm trang trí luôn luôn giống nhau ở các phần đối xứng. Điều này là khá khó vì mỗi cây xanh đều có sức sống, sự phát triển riêng, không đồng đều với nhau. Do vậy nếu bảo dưỡng không tốt thì có thễ quy tắc sẽ bị phá vỡ.
Cân bằng không đối xứng (Asymmetrical Balance)
Đây là nguyên tắc bất đối xứng. Bằng cách sử dụng các loại cây khác nhau, cách thiết kế mỗi khu vực khác nhau nhưng khi kết hợp vẫn trở thành một khuôn khổ thống nhất.
Nguyên tắc này rất dễ gặp trong thiết kế hiện nay. Bởi với các công trình hiện nay, khu đất thường có nhiều hình dạng khác nhau nên sử dụng nguyên tắc này sẽ có được thiết kế mềm mại, uyển chuyển phù hợp với khu vườn hơn.
Nói tóm lại: Với các công trình mang tính nhà nước như trụ sở hành chính, công viên, vòng xoay… thì nguyên tắc cân bằng đối xứng được sử dụng nhiều hơn cả. Ngược lại với các công trình mang tính tư nhân, giải trí như resort, sân golf, khu biệt thự, nhà dân… thì nguyên tắc cân bằng không đối xứng là lựa chọn hàng đầu.
Màu sắc (color)
Sử dụng quy tắc màu sắc để tô điểm cho cảnh quan trở nên tuyệt vời hơn. Bạn cần nắm các quy tắc cơ bản dưới đây
Màu lạnh
Sử dụng thiết kế thiên về màu xanh lá, xanh dương sẽ làm khu vườn trông như rộng hơn. Các hoạt cảnh sẽ có cảm giác xa hơn với người sử dụng. Tuy nhiên không nên lạm dụng sử dụng vì sẽ gây cảm giá rời xa và hẻo lánh.
Màu nóng
Sử dụng các loại hoa có màu đỏ, cam hoặc các tiểu cảnh có màu như vậy để làm sáng không gian. Giúp đưa khu vườn trở nên gần gủi hơn với mọi người.
Màu nóng thường được sử dụng ở phần trước của cảnh quan và màu lạnh được sử dụng ở các vùng biên, giúp không gian vừa gần gũi lại trông rộng lớn hơn.
Màu trung tính
Bao gồm màu xám, đen, trắng rất linh hoạt trông sử dung. Tuy nhiên trong thiết kế cảnh quan không nên sử dụng nhiều các loại màu này.
Trong công tác thiết kế, cần kết hợp các loại màu với nhau để tạo các hiệu ứng nổi bật cũng như sự uyển chuyển của khu vườn.
Đường (Line)
Đây là nguyên tắc trong cấu trúc chi tiết của các loại cảnh quan. Đường liên quan đến cách di chuyển của tầm mắt xung quanh cảnh quan.
Các đường thẳng (Straight Lines)
Đây là các để tạo cảm giác mạnh mẽ và giúp cảnh quan có cấu trúc hơn. Sử dụng nhiều đường thẳng sẽ giúp không gian có cảm giác an toàn và thuận tiện trong sử dụng. Trong thiết kế ngày nay, đường thẳng được sử dụng rất nhiều trong các lối đi, ngã rẻ …
Các đường lượn sóng (Wavy Lines)
Đường lượn sóng giúp tầm mắt trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn. Các đường cong giúp con người cảm nhận được cảm giá thoải mái và tạo hiệu ứng rất phóng khoáng, cởi mở.
Tính cân đối (Proportion)
Đây là nguyên tắc về sự tương quan giữa tỉ lệ các khu vực, tiểu cảnh, chi tiết được sử dụng trong cảnh quan. Đây là nguyên tắc hay gặp sai lầm nhất của các nhà thiết kế không chuyên. Khi vi phạm nguyên tắc này sẽ khiến không gian trở nên bất cân bằng. Ví dụ như trong một khu vườn nhỏ nhưng sử dụng tiểu cảnh hoặc tượng đá quá lớn để làm điểm nhấn nên gây chật chội. Hoặc thiết kế đài phun nước quá nhỏ trong không gian xung quanh trở nên lạc lõng nhỏ bé.
Một số nhà thiết kế chuyên nghiệp đôi khi cũng bỏ qua nguyên tắc này dẫn đến sự sai lầm trong thiết kế. Ví dụ như sử dụng các loại cây có sự phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Sau một thời gian cây sẽ phát triển mạnh làm không gian thiếu cân đối gây nên sự gò bó, khó chịu cho không gian.
Tính lặp lại (Repetition)
Cùng với tính thống nhất (unity) thì chúng có mối liên hệ gắn kết đặc biệt. Sử dụng lặp lại một số hình thức, hình thái hoặc yếu tố cảnh quan để xây dựng chủ đề của không gian. Tuy nhiên không nên lạm dụng nguyên tắc này bởi khi lặp lại quá nhiều sẽ gây nên sự nhàm chán.
Tính bền vững (Sustainability)
Hiện nay với xu hướng công nghệ xanh, cuộc sống xanh nên yêu cầu đề ra phải áp dụng nguyên tắc bền vững trong thiết kế.
Nguyên tắc áp dụng cụ thể
- Ít hoặc không sử dụng các chế phẩm hóa chất trong các hạng mục cần thiết kế.
- Giảm thiểu sự dụng các nguyên liệu như nguyên liệu hóa thạch, vật liệu ốp lát.
- Giảm thiểu chất thải, tái sử dụng năng lượng.
- Tạo thảm thực vật đa dạng, cộng sinh để cân bằng không gian.
- Một số phương pháp sử dụng
Sử dụng mái nhà xanh: Sử dụng cây xanh trên mái che giúp giảm thiểu tối đa bức xạ nhiệt, tăng cường bóng mát và làm xanh cảnh quan.
Tường cây xanh: Đây là giải pháp giúp giữ bụi, lọc không khí và tạo mảng xanh cho không gian.
Vườn mưa: Sử dụng vườn cỏ như một lớp lọc nước mưa đầu tiên, sau đó đổ về 1 khu vực và tái sử dụng để tưới cây.
Trên đây là 9 nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan. Bạn cần khéo léo kết hợp để tạo nên không không gian xanh hoàn hảo. Chúc các bạn thành công.